Thuoc giam can có tốt cho sức khỏe của bạn không ? đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc gửi đến ban biên tập chúng tôi - Gần đây những hiệu ứng trái chiều về thuốc giảm cân đang là mối lo ngại rất lớn cho sức khỏe gia đình , làm đẹp của anh chị em.
( Câu hỏi quan tâm nhất của bạn đọc : gần đây tôi có sử dụng thuốc giảm cân sau một thời gian tôi cảm thấy gần như cơ quan sinh dục của tôi , đã suy giảm rất nhiều. Không chỉ vậy sau khi sinh tôi có dùng thuốc giảm cân , sau một thời gian chồng tôi muốn có thêm em bé nhưng không hiểu lý do đến giờ gần như khả năng sinh sản kể từ lần sử dụng thuốc giảm cân sau sinh )
Ngoài phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ, nhiều người đã lựa chọn giải pháp dùng thuốc giảm cân. Tuy nhiên, thuốc giảm cân là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Thừa cân, béo phì là một hội chứng mang bản chất của một rối loạn chuyển hoá dinh dưỡng nhiều hơn là một rối loạn của gen mặc dù người ta cũng tìm được một số gen có liên quan. Điều quan trọng hơn, béo phì là yếu tố nguy cơ cao của nhiều bệnh khác.
Chứng béo phì thường liên quan đến các bệnh lý hoặc rối loạn như: đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, mệt mỏi, khó thở khi gắng sức và có xu hướng bị hư các khớp nâng đỡ (khớp háng, đầu gối, cột sống...). Do vậy, trong khuyến cáo về kiểm soát bệnh tật, giới chuyên gia thường đưa ra các khuyến cáo để mọi người kiểm soát cân nặng nhằm giảm gánh nặng bệnh tật.
Việc xác định một người thừa cân hay không cần căn cứ vào chỉ số BMI tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét hoặc cm). Người bị béo phì khi BMI từ 25 trở lên.
Thuốc giảm cân khi vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp vào hệ tiêu hoá và những bộ phận có liên quan nhằm hai mục đích chính: giảm hấp thu và gây cảm giác chán ăn. Kết quả cuối cùng là lượng dinh dưỡng trong cơ thể giảm xuống và cơ thể giảm được cân.
Tại Việt Nam có khoảng 100 nhãn hiệu thuốc giảm cân đang lưu hành. Có thể chia thuốc giảm cân thành 3 loại chính: các thuốc làm no đầy ống tiêu hóa, các thuốc làm chuyển hóa các chất béo trong cơ thể và các thuốc gây chán ăn. Tất cả các thuốc này đều có tác dụng phụ có hại cho sức khỏe người sử dụng.
Thuốc làm no ống tiêu hóa: Chứa các chất như: sterculia, methylcellulose... Các chất này không được hấp thụ vào máu mà chỉ nằm trong lòng ruột, hút nước, gây trương nở và làm đầy bụng khiến người dùng thuốc không có cảm giác đói. Thuốc gây các tác dụng phụ như trướng bụng, đầy hơi. Những người bị chứng hẹp đường tiêu hóa, chứng to kết tràng nếu dùng loại thuốc này sẽ có nguy cơ bị tắc ruột...
Thuốc tăng cường chuyển hóa các chất gây béo trong cơ thể: Chứa nội tiết tố tuyến giáp thyroxin, một chất có khả năng gia tăng chuyển hóa các chất béo ở tế bào. Thuốc chỉ có công hiệu với chứng béo phì do thiếu thyroxin gây ra. Nó có nguy cơ làm hại tim, gây ức chế chức năng tuyến giáp nên người dùng dễ bị bướu cổ...
Các thuốc gây chán ăn: Đó là các thuốc chứa amphetamin hoặc các dẫn chất tương tự amphetamin: benzedrine, phenamin, mirapront N, isoméride, didrex, anorex, tepanil, adifax, pondéral... Các chất này tác động lên hệ thần kinh trung ương gây khó ngủ, làm mất cảm giác đói, ăn mất ngon và không muốn ăn khiến người sử dụng giảm cân. Đây là loại thuốc được sử dụng rộng cho mục đích giảm cân. Thuốc gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Việc lạm dụng loại thuốc này có thể gây nghiện thuốc, dễ dẫn tới sử dụng ma túy. Khi không dùng nữa, người sử dụng có tâm trạng chán nản và muốn tự tử. Những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp và bệnh tăng nhãn áp tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc này vì có thể bị suy tim, mù mắt...
Thuốc giảm cân phải được dùng theo chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa, sau khi đã cân nhắc các nguy cơ bệnh tật của người sử dụng. Thuốc sẽ có hiệu quả cao khi người dùng thực hiện chế độ ăn kiêng phù hợp, luyện tập thể lực tích cực. Không nên lầm tưởng về những tác dụng “thần kỳ” mà thuốc giảm béo có thể đem lại.
Thuốc giảm béo không điều trị được bệnh béo phì. Khi ngừng uống thuốc, cân nặng của bạn sẽ tăng trở lại nếu không duy trì một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và tập luyện thường xuyên.
Không nên mua thuốc giảm cân trôi nổi trên thị trường, đề phòng hàng giả mạo, gây những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.
Tư vấn chuyên sâu của bác sĩ
Gần đây, số nữ giới bị suy nhược cơ thể do giảm cân theo lối “hành xác” ngày càng nhiều, lên mức báo động. Chúng tôi đã có buổi trao đổi với Bác sĩ Chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc TT Dinh dưỡng TPHCM để làm rõ hơn vấn đề này.
1. Thời gian gần đây, nhiều phụ nữ đã dùng các biện pháp giảm cân nhanh, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Cụ thể thì những cách giảm cân đó gây hại như thế nào thưa Bác sĩ?
Từ thực tế điều trị thừa cân, béo phì và các khảo sát của chúng tôi, chị em thường nhịn ăn, bỏ bữa, ăn đồ chua, thậm chí uống giấm... để giảm cân. Những phương pháp này không mang lại hiệu quả lâu dài mà còn gây hại cho sức khỏe. Nhịn ăn hoặc ăn kiêng quá mức có thể gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe như làm suy giảm các hoạt động thể lực, trí tuệ, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, gây rối loạn chuyển hóa đường và mỡ trong cơ thể. Còn uống giấm sẽ gây nhiều tác hại. Thành phần chính của giấm là acid acetic, có thể làm bào mòn niêm mạc dạ dày, tạo thành các ổ viêm loét gây chảy máu đường tiêu hóa. Chị em uống giấm sẽ thấy bụng cồn cào, đau lâm râm vùng thượng vị, đây chính là biểu hiện báo động của tình trạng viêm kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa. Một số chị em còn áp dụng các giải pháp xông hơi, tập thể dục quá mức sẽ gây mất nước, suy kiệt cơ thể.
2. Thưa Bác sĩ, đâu là nguyên nhân gây thừa cân ở phụ nữ?
Nguyên nhân chính gây thừa cân, béo phì là do ăn uống dư thừa năng lượng so với năng lượng mà cơ thể cần (còn gọi là năng lượng tiêu hao) cho các hoạt động chuyển hóa và vận động hàng ngày. Những món ăn nhiều năng lượng mà nhiều chị em ưa thích lại là “thủ phạm chính” gây thừa cân như thức ăn quá béo (các món chiên xào, bánh kem, bánh pizza, hamburger, gà rán,…) hay quá ngọt (bánh kẹo, nước ngọt, kem, chè, trái cây ngọt…). Việc ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất béo, ít vận động cơ thể cũng góp phần gây thừa cân, béo phì.
3. Xin Bác sĩ nói rõ hơn về chất béo
Chất béo cung cấp nhiều năng lượng, gấp đôi so với chất bột đường và chất đạm (100 gram chất béo cung cấp 900 Kcalo, trong khi 100 gram chất đạm chỉ cung cấp 400 Kcalo). Đây là lý do mà chất béo được xem là thủ phạm chính gây thừa cân, béo phì. Để kiểm soát thừa cân, béo phì, phụ nữ chỉ nên sử dụng chất béo không quá 20% tổng năng lượng hàng ngày. Chú ý không nên ăn chất béo no (có nhiều trong mỡ, phủ tạng, da động vật) quá 10% tổng năng lượng mỗi ngày.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ như là rau xanh, táo, bưởi, lê, mận… sẽ có tác dụng ức chế hấp thu chất béo
4. Gần đây, nhiều phụ nữ đã sử dụng các thực phẩm, sản phẩm có tác dụng ức chế hấp thu chất béo trong thức ăn vào cơ thể. Xin bác sĩ chia sẻ thêm về điều này
Khi cơ thể hấp thu càng ít chất béo có trong thức ăn, nguy cơ thừa cân sẽ càng ít. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như là rau xanh, táo, bưởi, lê, mận… sẽ có tác dụng ức chế hấp thu chất béo. Một số thuốc giảm cân trên thị trường hiện nay cũng có tác dụng tương tự. Từ năm 1999, thuốc giảm cân chứa hoạt chất có tác dụng ức chế hấp thu chất béo đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận và cho phép lưu hành vì hiệu quả giảm cân và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.
5. Xin bác sĩ cho biết làm thế nào để giảm cân khỏe mạnh?
Để giảm cân khỏe mạnh, các bạn cần có chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý, cân bằng. Cần bản lĩnh và có sự lựa chọn thông minh cho bữa ăn: Nên ăn uống đa dạng, cân đối các chất dinh dưỡng; ăn uống điều độ, không nên nhịn ăn hay ăn kiêng quá mức, không ăn khuya sau 20 giờ. Vận động thường xuyên bằng nhiều hình thức như đi bộ, leo cầu thang, làm việc nhà, luyện tập thể dục thể thao (ít nhất 5 lần trong tuần, mỗi lần trên 30 phút). Nên lựa chọn các loại hình thể dục thể thao để giảm cân phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe. Có thể sử dụng thuốc không kê toa (được gọi là OTC - over the counter) và thực phẩm chức năng có tác dụng ức chế hấp thu chất béo để giảm cân nhưng cần theo chỉ định của nhà sản xuất ghi trên toa. Nếu trong nhãn thuốc có điều gì khó hiểu, cần hỏi bác sĩ, y tá, dược sĩ.
Qua những tư vấn chuyên sâu của bác sĩ chúng tôi khuyến cáo anh chị em như sau : tuyệt đối không nên tin dùng vào các sản phẩm thuốc giảm cân trên thị trường , nếu có dùng hãy tìm đến những tư vấn chuyên sâu của các bác sĩ chuyên nghiệp hàng đầu để được tư vấn.
Mọi thắc mắc của bạn đọc gửi về Email : Lagody.com@gmail.com
( Câu hỏi quan tâm nhất của bạn đọc : gần đây tôi có sử dụng thuốc giảm cân sau một thời gian tôi cảm thấy gần như cơ quan sinh dục của tôi , đã suy giảm rất nhiều. Không chỉ vậy sau khi sinh tôi có dùng thuốc giảm cân , sau một thời gian chồng tôi muốn có thêm em bé nhưng không hiểu lý do đến giờ gần như khả năng sinh sản kể từ lần sử dụng thuốc giảm cân sau sinh )
Ngoài phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ, nhiều người đã lựa chọn giải pháp dùng thuốc giảm cân. Tuy nhiên, thuốc giảm cân là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Giảm cân khi nào là tốt nhất ?
Thừa cân, béo phì là một hội chứng mang bản chất của một rối loạn chuyển hoá dinh dưỡng nhiều hơn là một rối loạn của gen mặc dù người ta cũng tìm được một số gen có liên quan. Điều quan trọng hơn, béo phì là yếu tố nguy cơ cao của nhiều bệnh khác.
Chứng béo phì thường liên quan đến các bệnh lý hoặc rối loạn như: đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, mệt mỏi, khó thở khi gắng sức và có xu hướng bị hư các khớp nâng đỡ (khớp háng, đầu gối, cột sống...). Do vậy, trong khuyến cáo về kiểm soát bệnh tật, giới chuyên gia thường đưa ra các khuyến cáo để mọi người kiểm soát cân nặng nhằm giảm gánh nặng bệnh tật.
Cần thận trọng với tác dụng phụ của thuốc giảm cân.
Việc xác định một người thừa cân hay không cần căn cứ vào chỉ số BMI tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét hoặc cm). Người bị béo phì khi BMI từ 25 trở lên.
Nguyên tắc giảm cân của thuốc
Thuốc giảm cân khi vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp vào hệ tiêu hoá và những bộ phận có liên quan nhằm hai mục đích chính: giảm hấp thu và gây cảm giác chán ăn. Kết quả cuối cùng là lượng dinh dưỡng trong cơ thể giảm xuống và cơ thể giảm được cân.
Tại Việt Nam có khoảng 100 nhãn hiệu thuốc giảm cân đang lưu hành. Có thể chia thuốc giảm cân thành 3 loại chính: các thuốc làm no đầy ống tiêu hóa, các thuốc làm chuyển hóa các chất béo trong cơ thể và các thuốc gây chán ăn. Tất cả các thuốc này đều có tác dụng phụ có hại cho sức khỏe người sử dụng.
Thuốc làm no ống tiêu hóa: Chứa các chất như: sterculia, methylcellulose... Các chất này không được hấp thụ vào máu mà chỉ nằm trong lòng ruột, hút nước, gây trương nở và làm đầy bụng khiến người dùng thuốc không có cảm giác đói. Thuốc gây các tác dụng phụ như trướng bụng, đầy hơi. Những người bị chứng hẹp đường tiêu hóa, chứng to kết tràng nếu dùng loại thuốc này sẽ có nguy cơ bị tắc ruột...
Thuốc tăng cường chuyển hóa các chất gây béo trong cơ thể: Chứa nội tiết tố tuyến giáp thyroxin, một chất có khả năng gia tăng chuyển hóa các chất béo ở tế bào. Thuốc chỉ có công hiệu với chứng béo phì do thiếu thyroxin gây ra. Nó có nguy cơ làm hại tim, gây ức chế chức năng tuyến giáp nên người dùng dễ bị bướu cổ...
Các thuốc gây chán ăn: Đó là các thuốc chứa amphetamin hoặc các dẫn chất tương tự amphetamin: benzedrine, phenamin, mirapront N, isoméride, didrex, anorex, tepanil, adifax, pondéral... Các chất này tác động lên hệ thần kinh trung ương gây khó ngủ, làm mất cảm giác đói, ăn mất ngon và không muốn ăn khiến người sử dụng giảm cân. Đây là loại thuốc được sử dụng rộng cho mục đích giảm cân. Thuốc gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Việc lạm dụng loại thuốc này có thể gây nghiện thuốc, dễ dẫn tới sử dụng ma túy. Khi không dùng nữa, người sử dụng có tâm trạng chán nản và muốn tự tử. Những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp và bệnh tăng nhãn áp tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc này vì có thể bị suy tim, mù mắt...
Khuyến cáo dùng thuốc giảm cân
Thuốc giảm cân phải được dùng theo chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa, sau khi đã cân nhắc các nguy cơ bệnh tật của người sử dụng. Thuốc sẽ có hiệu quả cao khi người dùng thực hiện chế độ ăn kiêng phù hợp, luyện tập thể lực tích cực. Không nên lầm tưởng về những tác dụng “thần kỳ” mà thuốc giảm béo có thể đem lại.
Thuốc giảm béo không điều trị được bệnh béo phì. Khi ngừng uống thuốc, cân nặng của bạn sẽ tăng trở lại nếu không duy trì một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và tập luyện thường xuyên.
Không nên mua thuốc giảm cân trôi nổi trên thị trường, đề phòng hàng giả mạo, gây những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.
Tư vấn chuyên sâu của bác sĩ
Gần đây, số nữ giới bị suy nhược cơ thể do giảm cân theo lối “hành xác” ngày càng nhiều, lên mức báo động. Chúng tôi đã có buổi trao đổi với Bác sĩ Chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc TT Dinh dưỡng TPHCM để làm rõ hơn vấn đề này.
1. Thời gian gần đây, nhiều phụ nữ đã dùng các biện pháp giảm cân nhanh, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Cụ thể thì những cách giảm cân đó gây hại như thế nào thưa Bác sĩ?
Từ thực tế điều trị thừa cân, béo phì và các khảo sát của chúng tôi, chị em thường nhịn ăn, bỏ bữa, ăn đồ chua, thậm chí uống giấm... để giảm cân. Những phương pháp này không mang lại hiệu quả lâu dài mà còn gây hại cho sức khỏe. Nhịn ăn hoặc ăn kiêng quá mức có thể gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe như làm suy giảm các hoạt động thể lực, trí tuệ, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, gây rối loạn chuyển hóa đường và mỡ trong cơ thể. Còn uống giấm sẽ gây nhiều tác hại. Thành phần chính của giấm là acid acetic, có thể làm bào mòn niêm mạc dạ dày, tạo thành các ổ viêm loét gây chảy máu đường tiêu hóa. Chị em uống giấm sẽ thấy bụng cồn cào, đau lâm râm vùng thượng vị, đây chính là biểu hiện báo động của tình trạng viêm kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa. Một số chị em còn áp dụng các giải pháp xông hơi, tập thể dục quá mức sẽ gây mất nước, suy kiệt cơ thể.
Thức ăn nhiều chất béo là “thủ phạm chính” gây thừa cân
2. Thưa Bác sĩ, đâu là nguyên nhân gây thừa cân ở phụ nữ?
Nguyên nhân chính gây thừa cân, béo phì là do ăn uống dư thừa năng lượng so với năng lượng mà cơ thể cần (còn gọi là năng lượng tiêu hao) cho các hoạt động chuyển hóa và vận động hàng ngày. Những món ăn nhiều năng lượng mà nhiều chị em ưa thích lại là “thủ phạm chính” gây thừa cân như thức ăn quá béo (các món chiên xào, bánh kem, bánh pizza, hamburger, gà rán,…) hay quá ngọt (bánh kẹo, nước ngọt, kem, chè, trái cây ngọt…). Việc ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất béo, ít vận động cơ thể cũng góp phần gây thừa cân, béo phì.
3. Xin Bác sĩ nói rõ hơn về chất béo
Chất béo cung cấp nhiều năng lượng, gấp đôi so với chất bột đường và chất đạm (100 gram chất béo cung cấp 900 Kcalo, trong khi 100 gram chất đạm chỉ cung cấp 400 Kcalo). Đây là lý do mà chất béo được xem là thủ phạm chính gây thừa cân, béo phì. Để kiểm soát thừa cân, béo phì, phụ nữ chỉ nên sử dụng chất béo không quá 20% tổng năng lượng hàng ngày. Chú ý không nên ăn chất béo no (có nhiều trong mỡ, phủ tạng, da động vật) quá 10% tổng năng lượng mỗi ngày.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ như là rau xanh, táo, bưởi, lê, mận… sẽ có tác dụng ức chế hấp thu chất béo
4. Gần đây, nhiều phụ nữ đã sử dụng các thực phẩm, sản phẩm có tác dụng ức chế hấp thu chất béo trong thức ăn vào cơ thể. Xin bác sĩ chia sẻ thêm về điều này
Khi cơ thể hấp thu càng ít chất béo có trong thức ăn, nguy cơ thừa cân sẽ càng ít. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như là rau xanh, táo, bưởi, lê, mận… sẽ có tác dụng ức chế hấp thu chất béo. Một số thuốc giảm cân trên thị trường hiện nay cũng có tác dụng tương tự. Từ năm 1999, thuốc giảm cân chứa hoạt chất có tác dụng ức chế hấp thu chất béo đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận và cho phép lưu hành vì hiệu quả giảm cân và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.
5. Xin bác sĩ cho biết làm thế nào để giảm cân khỏe mạnh?
Để giảm cân khỏe mạnh, các bạn cần có chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý, cân bằng. Cần bản lĩnh và có sự lựa chọn thông minh cho bữa ăn: Nên ăn uống đa dạng, cân đối các chất dinh dưỡng; ăn uống điều độ, không nên nhịn ăn hay ăn kiêng quá mức, không ăn khuya sau 20 giờ. Vận động thường xuyên bằng nhiều hình thức như đi bộ, leo cầu thang, làm việc nhà, luyện tập thể dục thể thao (ít nhất 5 lần trong tuần, mỗi lần trên 30 phút). Nên lựa chọn các loại hình thể dục thể thao để giảm cân phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe. Có thể sử dụng thuốc không kê toa (được gọi là OTC - over the counter) và thực phẩm chức năng có tác dụng ức chế hấp thu chất béo để giảm cân nhưng cần theo chỉ định của nhà sản xuất ghi trên toa. Nếu trong nhãn thuốc có điều gì khó hiểu, cần hỏi bác sĩ, y tá, dược sĩ.
Qua những tư vấn chuyên sâu của bác sĩ chúng tôi khuyến cáo anh chị em như sau : tuyệt đối không nên tin dùng vào các sản phẩm thuốc giảm cân trên thị trường , nếu có dùng hãy tìm đến những tư vấn chuyên sâu của các bác sĩ chuyên nghiệp hàng đầu để được tư vấn.
Mọi thắc mắc của bạn đọc gửi về Email : Lagody.com@gmail.com
Biên tập Lê Nam